Ứng xử giao tiếp qua điện thoại là một nét văn hoá không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày cũng như định hình nhân cách của chúng ta. Khi nói chuyện qua điện thoại, nếu bạn luôn mỉm cười, đối tác tiếp chuyện bên kia đầu dây có thể cảm nhận được đấy.
Khi chuông reo, thay vì giật giọng hỏi: “Ai đấy? Hỏi gì đấy? Ở đâu đấy?”…, bạn nên nhẹ nhàng đơn giản là: “Alô, tôi xin nghe”, bạn sẽ chiếm được thiện cảm của đối tác ngay từ giây phút đầu của cuộc đàm thoại.
Khi chủ động cuộc gọi, tốt nhất nên xưng danh họ và tên và đề nghị được gặp ai. Xưng danh họ và tên rất quan trọng vì làm cho người nhận thông tin xác định được ngay bạn là ai. “Tôi là Nguyễn Văn A, xin phép được gặp bà Phạm Thị B…”, bên kia đầu dây sẽ có thiện cảm với bạn và sẽ thoả mãn yêu cầu nhã nhặn của bạn.
Các cơ quan chính quyền, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp… cũng nên ghi nhận câu tục ngữ: “Người nghe là người gặt hái/ Người nói là người gieo trồng”, tạo được nguồn cung cấp thông tin của xã hội đến đơn vị của mình một cách thoải mái, tôn trọng lẫn nhau, chắc rằng không mất mát gì, mà chỉ có thu hoạch gặt hái được mà thôi.
Thông tin không có gì cấp bách, nên tránh chủ động trao đổi qua điện thoại trước 9h sáng và sau 9h tối, cũng như từ 12h trưa đến 2h chiều, trao đổi xong, có lời chào tạm biệt và nên để cho đối tác cúp máy trước.
Ứng xử giao tiếp qua điện thoại là một nét văn hoá không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày cũng như định hình nhân cách của chúng ta. Khi nói chuyện qua điện thoại, nếu bạn luôn mỉm cười, đối tác tiếp chuyện bên kia đầu dây có thể cảm nhận được đấy.
Khi chuông reo, thay vì giật giọng hỏi: “Ai đấy? Hỏi gì đấy? Ở đâu đấy?”…, bạn nên nhẹ nhàng đơn giản là: “Alô, tôi xin nghe”, bạn sẽ chiếm được thiện cảm của đối tác ngay từ giây phút đầu của cuộc đàm thoại.
Khi chủ động cuộc gọi, tốt nhất nên xưng danh họ và tên và đề nghị được gặp ai. Xưng danh họ và tên rất quan trọng vì làm cho người nhận thông tin xác định được ngay bạn là ai. “Tôi là Nguyễn Văn A, xin phép được gặp bà Phạm Thị B…”, bên kia đầu dây sẽ có thiện cảm với bạn và sẽ thoả mãn yêu cầu nhã nhặn của bạn.
Các cơ quan chính quyền, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp… cũng nên ghi nhận câu tục ngữ: “Người nghe là người gặt hái/ Người nói là người gieo trồng”, tạo được nguồn cung cấp thông tin của xã hội đến đơn vị của mình một cách thoải mái, tôn trọng lẫn nhau, chắc rằng không mất mát gì, mà chỉ có thu hoạch gặt hái được mà thôi.
Thông tin không có gì cấp bách, nên tránh chủ động trao đổi qua điện thoại trước 9h sáng và sau 9h tối, cũng như từ 12h trưa đến 2h chiều, trao đổi xong, có lời chào tạm biệt và nên để cho đối tác cúp máy trước.